Cây giống Xuyên Tâm Liên
Chào mừng bạn đã đến với Nông Trại Tại Gia!

Cây giống Xuyên Tâm Liên

Thêm vào yêu thích Đã yêu thích

Tên khác: Xuyên tâm liên còn gọi là Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo, Khái liên, Cây lá đắng, Khô đảm thảo, Nhất kiến kỷ Tên tiếng trung: 穿心蓮 Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm f) Nees. Họ khoa học: Họ Ô rô (Acanthaceae) Cây Xuyên tâm liên (Mô tả, hình ảnh cây xuyên tâm liên, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả Cây nhỏ sống 1-2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4-6cm. Hoa nhỏ, màu trắng có điểm hường, mọc thành...
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: caygiongxuyentamlien
Hãng sản xuất: Nông Trại Tại Gia
Loại: Cây giống

Tên khác: Xuyên tâm liên còn gọi là Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo, Khái liên, Cây lá đắng, Khô đảm thảo, Nhất kiến kỷ Tên tiếng trung: 穿心蓮 Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm f) Nees. Họ khoa học: Họ Ô rô (Acanthaceae)

Cây Xuyên tâm liên (Mô tả, hình ảnh cây xuyên tâm liên, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…) Mô tả Cây nhỏ sống 1-2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4-6cm. Hoa nhỏ, màu trắng có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả nang dài 16mm, rộng 3,5mm. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.

Phân bố và thu hái: Cây của phân bố nhiều vùng Ấn Độ – Malaysia, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cây mọc nhanh, sau 80-90 ngày đã thu hoạch được. Phần trên mặt đất của cây thu hái vào đầu thu khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy

Thành phần hóa học Trong cây và lá có các acid hữu cơ, tanin, chất nhựa, đường,… Trong lá có các hoạt chất deoxyan-drographolide 0,1% hay hơn, andrographolide 1,5% hay hơn, neoandrographolide 0,2%, homoandrographolide, panicolide. Còn có andrographan, andrographon, andrographosterin. Rễ chứa mono-O-methylwithtin, andrographin, panicolin, apigenin-7,4′-dimethyl ether. Toàn cây chứa 14-deoxy-11-oxoandrographolide, 14-deoxy -11,12-didehydroandrographolide,… và các panniculide A, B, C.

Tác dụng dược lý: Tác dụng chống viêm trên lâm sàng rõ rệt nhưng trên thực nghiệm tác dụng kháng khuẩn không rõ rệt. Các tác giả nhận định chống viêm có thể do thuốc làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu. Bốn loại Xuyên tâm liên tố đều có tác dụng kháng viêm và hạ nhiệt. Tính kháng viêm tác động thông qua tuyến thượng thận. Xuyên tâm liên tố A, B, C, D trên thực nghiệm đều có tác dụng làm teo tuyến ức chuột nhắt và tác dụng tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận Thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột nhắt bị rắn độc cắn gây suy hô hấp. Thuốc có tác dụng làm sẩy thai ở chuột nhắt và thỏ. Có tác dụng lợi mật ở chuột lớn. Vị thuốc xuyên tiêu (Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…) Tính vị: Vị đắng tính hàn. Qui kinh: Vào kinh phế, vị, đại tràng và tiểu tràng.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống. Xuyên tâm liên có tính kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi trùng, vi rút. Nó còn làm tăng khả năng thực trùng của bạch cầu. Nó có tác dụng giảm đau tương tự aspirin, và làm hạ huyết áp nhưng không gây tai biến gì Liều dùng: Ngày dùng 6-15g.

Chống chỉ định: Dùng quá liều kéo dài vị thuốc này có thể làm suy vị khí. Ứng dụng lâm sàng của Xuyên tâm liên Khởi phát bệnh do sốt nóng gây ra biểu hiện như sốt, đau đầu và đau họng: Dùng phối hợp xuyên tâm liên với kim ngân hoa, cát cánh và ngưu bàng tử. Nhiệt ở phế biểu hiện như ho và hen hoặc ho có đờm vàng: Dùng phối hợp xuyên tâm liên với ngư tịch thảo, cát cánh và qua lâu. Lỵ do thấp và nhiệt: Dùng phối hợp xuyên tâm liên với mã xỉ hiện. Tham khảo Xuyên tâm liên Thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amidan, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, khí hư, đau bụng kinh, viêm nhiễm đường ruột (lỵ, trực trùng, nhiễm độc thức ăn, sình bụng, sôi bụng, ỉa chảy, bệnh tướt của trẻ em), huyết áp cao, đau nhức cơ thể, tê thấp, mụn nhọt, vết thương giải phẫu, bỏng. Dùng ngoài giã đắp mụn nhọt, ghẻ lở và rắn cắn. Cũng được dùng để chữa bệnh cho gia súc, gia cầm (sốt, bệnh phổi, ỉa chảy, lỵ, bệnh toi gà…). Liều dùng 10-20g toàn cây sắc uống. Tán bột uống mỗi ngày 2-4g, chia làm 2-3 lần. Dùng ngoài không kể liều lượng giã đắp hoặc nấu nước rửa. Có thể chế thuốc mỡ để bôi.

Nội dung đang cập nhật ...
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?