Chậu cây nắp ấm bắt côn trùng - Cây bắt mồi - Nepenthes mirabilis
Giá bán: 49.000₫
Cây Nắp Ấm còn có tên gọi khác như Cây Nắp Bình, Cây Bắt Mồi, Cây Cỏ Chuồng Heo, Cây Dây Nắp Bình. Cây Nắp Ấm được trồng nhiều ở ban công, trước nhà bởi mang vẻ đẹp lạ và có nhiều công dụng trong cuộc sống của con người. Nếu bạn đang muốn trồng loại cây cảnh này, hãy tham khảo kỹ thuật trồng Cây Nắp Ấm và công dụng của cây trong bài viết dưới đây nhé.
-
Đặc điểm và kỹ thuật của Cây Nắp Ấm
Cây Nắp Ấm là cây thuộc thân thảo, có đặc điểm đó là dai và khỏe với bộ rễ nông. Đầu lá phát triển giống hình nắp ấm có chức năng giữ nước và bắt sâu bọ. Cây Nắp Ấm có nhiều màu khác nhau như nâu, tía, xanh… Vậy trồng Cây Nắp Ấm có khó không.
Đất để trồng Cây Nắp Ấm đó là đất phải sạch và có nhiều dinh dưỡng. Đất nên sử dụng 4 phần cám dừa và một phần cát đã rửa sạch. Đặc điểm của Cây Nắp Ấm đó là thích hợp với đất chua, phèn chứ không thích hợp với đất thịt hay đất pha tro trấu. Vì vậy nếu bạn có ý định trồng Cây Nắp Ấm trong nhà thì nên lưu ý điều này nhé.
Với Cây Nắp Ấm, bạn có thể gieo bằng hạt hoặc trồng bằng ngọn giống. Với hạt giống cây không khó nhưng phải thật kiên nhẫn và mất nhiều thời gian. Trước tiên cần cho đất trồng trộn sẵn đã ẩm ướt và chậu ươm, ém hơi chặt và lưng mặt hay thấp hơn thành chậu một chút. Sau đó rãi đều hạt lên chậu ươm, sau đó tưới phun xương nhẹ nhàng bằng nước mưa cho ướt hạt để hạt dính vào chất trồng và có thể lấy ẩm từ chất trồng. Khi Cây Nắp Ấm lên bạn nên mang chậu ra nơi mát nắng nhẹ và phơi để cây ra lá mầm. Sau khoảng 10-12 tháng cây sẽ có khoảng 5-6 bình to bằng ngón tay út, khi này đã có thể tách cây ra trồng riêng từng cá thể, chăm sóc bình thường.
Khi cây nắp ấm phát triển tốt và có độ tuổi nhất định, nếu muốn gây giống bằng ngọn bạn cứ cắt ngọn cây để gây giống. Đoạn thân có thể gây giống là từ ngọn xuống đến chỗ còn lá xanh. Cứ khoảng 4-5cm, tức 2-3 đốt lá bạn cắt rời ra. Bỏ cái lá cuối cùng, các lá còn lại cắt bỏ đi 2/3 lá trồng chung vào 1 chậu cho dễ theo dõi và chăm sóc.
Nhiệt độ để Cây Nắp Ấm đó là chọn những nơi có ánh nắng trực tiếp. Khi cây vẫn còn non nên để ở những nơi có thể che bóng, hạn chế nắng gắt sẽ làm cây dễ bị chết. Khi cây đã trưởng thành, bạn có thể đặt ở ngoài ban công hoặc trồng ngoài sân đều được.
Nếu bạn có ý định trồng Cây Nắp Ấm trong chậu, bạn nên sử dụng những loại chậu có đường kính nhỏ. Bởi khi chậu nhỏ, đường kính cây lớn thì phần cuống ấm và ấm sẽ thò ra ngoài trông rất đẹp. Với chậu như vậy, bạn có thể đặt ở ban công hoặc ngoài sân trước cổng đều đẹp nhé.
Độ ẩm thích hợp cho Cây Nắp Ấm sống được ở độ ẩm thấp, tuy nhiên nếu muốn lá mượt, bình to đẹp thì nên tạo độ ẩm cao cho cây. Để tạo bình cần độ ẩm lý tưởng là 70%.
Lượng nước tưới cho Cây Nắp Ấm không nên tưới quá nhiều. Nước mưa thích hợp để tưới cho Cây Nắp Ấm hơn. Nếu bạn dùng nước máy thì nên để lắng 2 – 3 ngày rồi mới tưới. Nếu cây bị thừa nước sẽ dê bị úng và chết.
Lượng phân bón dùng cho Cây Nắp Ấm không nên quá nhiều vì đặc điểm của cây này đó là có khả năng sống trong đất nghèo dinh dưỡng. Việc chăm sóc tốt nhất cho cây người trồng cần thu hút thêm côn trùng để cây tự bắt mà không phải mớm mồi.