Chậu cây ớt Cà chua siêu trái ăn giòn và cay
Chào mừng bạn đã đến với Nông Trại Tại Gia!

Chậu cây ớt Cà chua siêu trái ăn giòn và cay

Giá bán: 80.000₫

Thêm vào yêu thích Đã yêu thích

- Ớt trái hình tròn như cà chua, có tán cây xòe rộng, quả nhiều, sai trái, quanh năm.

- Cây ớt có rễ cọc với nhiều rễ phụ mọc thành chùm ăn sâu vào đất. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan hoặc hình thuôn dài với đầu lá nhọn.

- Hoa ớt thường mọc đơn độc ở kẽ lá, ít khi thành đôi. Ðài hoa hợp thành hình cái chuông

- Ớt cà chua có thể trồng làm cây kiểng trang trí trong nhà.

- Trái có vị giòn và cay

Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: otcachua
Hãng sản xuất: Đang cập nhật...
Loại: Đang cập nhật...

Đặc điểm

- Ớt trái hình tròn như cà chua, có tán cây xòe rộng, quả nhiều, sai trái, quanh năm.

- Cây ớt có rễ cọc với nhiều rễ phụ mọc thành chùm ăn sâu vào đất. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan hoặc hình thuôn dài với đầu lá nhọn.

- Hoa ớt thường mọc đơn độc ở kẽ lá, ít khi thành đôi. Ðài hoa hợp thành hình cái chuông

- Ớt cà chua có thể trồng làm cây kiểng trang trí trong nhà.

- Trái có vị giòn và cay

Cách chăm sóc và thu hoạch ớt

Tưới nước:

Bạn nên tưới nước một lần 2 ngày nếu đất thoát nước tốt hay trời mùa hè, thời tiết khô hạn. Nếu gặp mưa thì 2 ngày nên tưới 1 lần. Cần thường xuyên theo dõi cây đất ẩm hay khô để nắm rõ tình hình. Từ đó có thể tăng giảm lượng nước cho thích hợp.

Để giữ đất luôn ẩm và không mất chất dinh dưỡng thì nên phủ thêm một lớp rơm rạ, hay cỏ khô ở gốc cây.

Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:

- Rụng hoa, rụng trái

- Cây phát triển kém

- Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp

Tỉa nhánh:

Khi cây ớt cao khoảng 20 – 30cm thì tiến hành tỉa bớt cành nhánh. Tỉa bỏ các cành sát gốc, tỉa các lá già, lá úa để cây ớt tập trung dinh dưỡng phát triển thân chính.

Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

Nhổ cỏ, xới đất, nâng đỡ cây:

Nên thường xuyên nhổ cỏ dại, xới đất quanh gốc để đất tơi xốp và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng khi bón phân.

Chú ý, nếu cây ớt quá cao nên cắm cọc, cố định thân ớt vào cọc để giảm tỷ lệ đổ ngã.

Một số sâu bệnh thường gặp:

- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Phá hoại đọt non, lá non, là môi giới truyền các bệnh virus trên cây.

- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Nếu bị nên ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non.

- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con đang ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi.

- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rải vào đất.

- Bệnh thán thư

Trồng ớt để sử dụng thì nên hạn chế các loại thuốc hóa học, do đó bạn hãy thực hiện phòng chữa bệnh theo quy chuẩn sau:

Dọn sạch tàn dư, cỏ dại trước khi trồng.

Nhổ bỏ cây bệnh, bắt sâu hại tiêu diệt hoàn toàn.

Đảm bảo khoảng cách trồng giữa các cây thật thông thoáng.

Trồng xen canh các loại cây như hoa vạn thọ, hoa cúc, sao nhái, hành, tỏi,…

Phun các chế phẩm sinh học thường xuyên, 7 ngày một lần để đề phòng. Một số loại chế phẩm phổ biến là: tinh dầu neem, GE tỏi ớt, GE quế, nước thuốc lào,…

--
Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ:

Webite: http://nongtraitaigia.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongtraitaigiaa
Hotline/Zalo: 0916 000 486
Địa chỉ shop: 33 đường số 1, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, HCM (Search Google Map: Nông Trại Tại Gia)

Nội dung đang cập nhật ...
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?