Chậu lá trà xanh uống mát người, thanh lọc cơ thể
Chào mừng bạn đã đến với Nông Trại Tại Gia!

Chậu lá trà xanh uống mát người, thanh lọc cơ thể

Giá bán: 30.000₫

Thêm vào yêu thích Đã yêu thích

Cây chè xanh có tên khoa học là Camellia Sinensis. Đây là một loại cây xanh lưu niên thường mọc thành bụi. Cây chè xanh được trồng nhiều tại các nước châu Á với mục đích làm thức uống, làm thuốc hoặc làm cây cảnh.

Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: traxanh
Hãng sản xuất: Đang cập nhật...
Loại: Cây cảnh

Cây chè xanh có tên khoa học là Camellia Sinensis. Đây là một loại cây xanh lưu niên thường mọc thành bụi. Cây chè xanh được trồng nhiều tại các nước châu Á với mục đích làm thức uống, làm thuốc hoặc làm cây cảnh.

Đặc điểm

Tại Việt Nam, cây chè xanh hay cây trà xanh có mặt từ rất sớm và được trồng nhiều tại các vùng núi trung du Bắc Bộ. Với tiềm năng kinh tế cao cây chè xanh ngày càng được trồng phổ biến hơn. Cây chè xanh thuộc họ Chè (Theaceae) - một họ thực vật có hoa với các đặc điểm thực vật nổi bật như sau:

Thân và cành

Cây chè xanh có 1 thân chính mọc thẳng, trên thân có phân cấp các cành phụ. Do đặc điểm hình dạng phân cành khác nhau cho nên người ta thường chia thân chè ra thành 3 loại thân khác nhau là: Thân bụi, thân gỗ và thân bán gỗ. Cành của cây chè xanh thường do mầm dinh dưỡng phát triển tạo thành. Trên cành có chia thành nhiều đốt. Cùng với thân, cành chè sẽ đảm nhận vai trò tạo khung tán cho cây chè.

Mầm chè

Mầm chè xanh được chia thành nhiều loại, trong đó, có 2 loại chính là:

Mầm dinh dưỡng: Phát triển thành cành lá.

Mầm sinh thực: Phát triển thành nụ hoa và quả trà.

Búp chè

Búp chè chính là thuật ngữ dùng để chỉ đoạn non trên đỉnh của cành chè. Bộ phận hình thành nên búp chè là các mầm dinh dưỡng. Kích thước búp chè có sự chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố như giống cây, chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường, kỹ thuật nuôi trồng,....

Có 2 loại búp chè chính là:

Búp chè bình thường: Búp có cả lá non và tôm chè.

Búp mù xòe: Búp có lá non nhưng không có phần tôm nõn chè.

Lá chè

Lá chè sẽ mọc ra từ đốt trà, thường mọc cách, màu xanh lục đậm dần từ trên xuống. Trên lá có nhiều gân, rìa lá có dạng răng cưa. Lá chè xanh trung bình có chiều dài khoảng 3 - 5cm, rộng 2 - 6cm. Kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng chăm sóc,....

Trên cây chè sẽ gồm nhiều loại lá khác nhau, cụ thể:

Lá vẩy ốc: màu nâu, cứng và có vẩy rất nhỏ.

Lá mẹ: sở dĩ gọi là lá mẹ bởi chúng có nhiệm vụ nuôi dưỡng chồi mới trên cây chè.

Lá cá: đây là lá thật thứ nhất, loại lá này phát triển không đầy đủ như lá thông thường.

Lá thật: phát triển hoàn thiện trên cành chè theo những thế khác nhau.

Tôm chè: chính là phần lá non chưa xòe ra hết, xung quanh tôm chè được bao bọc bởi nhiều lá non khác.

Rễ chè

Bộ rễ hoàn thiện của cây chè sẽ bao gồm các loại rễ là rễ chính (rễ trụ), rễ hấp thu và các rễ bên. Rễ trụ là loại rễ mọc đầu tiên, chúng đâm sâu xuống lòng đất khoảng 1m. Trong điều kiện đất tốt, tơi xốp rễ trụ có thể ăn sâu đến 3m dưới lòng đất. Rễ hấp thu và rễ bên thường có xu hướng lan rộng ở tầng đất 10 - 40cm với nhiệm vụ tìm kiếm dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa chè

Hoa chè phát triển từ mầm sinh thực, thường mọc thành từng cụm ở nách lá. Hoa chè là hoa lưỡng tính, màu trắng, do 5 -7 cánh xếp thành. Trên hoa sẽ có cả nhị và nhụy tuy nhiên, tự thụ ở hoa trà chỉ chiếm 2 - 3%, đa phần vẫn là nhờ giao phấn. Thời gian ủ nụ của cây chè là vào khoảng tháng 6 và nở rộ vào tầm tháng 11 - tháng 12 hàng năm.

Quả và hạt chè

Quả chè thuộc loại quả nang. Trong mỗi quả sẽ có khoảng 3 nang chia thành 3 ngăn riêng biệt, mỗi nang sẽ chứa 1 hạt. Trung bình mỗi quả chè như vậy sẽ cho ra khoảng 2 - 4 hạt chè. Quả chè chín sẽ ngả sang màu nâu. Quả khô có thể tự nẻ ra làm bắn hạt ra ngoài tự nhiên.

Hạt chè được bao bọc bởi một lớp vỏ dày và cứng. Khối lượng diệp tử trong hạt lớn, chiếm tới ¾ khối lượng tử diệp. Ngoài ra, hàm lượng dầu, chất béo trong hạt cũng rất cao, trên 30%. Hạt chè thường hay chín sinh lý sớm do đó cần thu hoạch nhanh để giữ được chất dinh dưỡng của hạt.

Cách chăm sóc

Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên cho cây chè, đặc biệt là vào mùa khô và các thời điểm đặc biệt của cây như khi cây chè ra hoa kết trái và khi trái sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Hạn chế cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây bằng cách tủ rác, phân xanh lên gốc. Sau mỗi trận mưa cần xới phá váng. Trước các vụ cần làm cỏ, xới sạch toàn bộ diện tích đất và xới gốc 2 -3 lần/ năm.

Phòng trừ sâu bệnh: 2 biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây chè xanh hiệu quả là biện pháp canh tác (diệt mầm bệnh, diệt côn trùng, diệt cỏ) và biện pháp sinh học (trồng cây bóng mát tránh cháy lá, khô lá và vàng lá).

--

Quý khách hàng cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ:

Webite: http://nongtraitaigia.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongtraitaigiaa
Hotline: 0916 000 486
Zalo: 0589593912
Địa chỉ shop: 33 đường số 1, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, HCM (Search Google Map: Nông Trại Tại Gia)

Nội dung đang cập nhật ...
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?