Gói 0.4g hạt giống ớt xiêm
Giá bán: 10.000₫
Để có thể thành công trong việc thực hiện cách trồng ớt hiểm tại nhà thì bạn cần phải hiểu được sơ qua những đặc tính của cây ớt hiểm này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được kỹ thuật trồng cũng như việc chăm sóc sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Cây ớt hiểm có rất nhiều những đặc điểm nổi bật như: Cây khỏe mạnh, nhiều nhánh, tán đẹp, phát triển mạnh từ thời kì cây con.
Mật độ trồng ớt hiểm
Mật độ thực hiện cách trồng cây ớt hiểm được chia thành trồng ớt hiểm theo hàng đôi và trồng ớt hiểm theo hàng đơn, với mỗi cách trồng đều có ưu, nhược điểm và kỹ thuật trồng ớt hiểm cũng khác nhau tương đối.
1. Trồng ớt hiểm hàng đôi
Trồng ớt hiểm theo hàng đôi được thực hiện như sau:
- Khoảng cách giữ hàng với hàng: 1,2 m
- Khoảng cách giữa cây với cây : 0,4 đến 0,5 m
- 300 đến 4.200 cây (4 tới 5 gói (gói: 5gram)
2. Trồng ớt hiểm hàng đơn
Trồng ớt hiểm theo hàng đơn được thực hiện như sau:
- Khoảng cách giữa hàng với hàng: 0,8 m
- Khoảng cách giữa cây với cây : 0,3 tới 0,4 m
- 100 tới 4.100 cây (4 đến 5 gói (gói: 5gram)
Cách ngâm ủ hạt giống ớt hiểm
Để bước tới giai đoạn cách trồng ớt hiểm trong chậu thì bạn phải ngâm ủ hạt trước đó, với 4 bước nhỏ này mong bạn có thể thực hiện được tốt nhé.
- Bước 1: Chuẩn bị sắn nước ấm có nhiệt độ 50 - 52 độ C: lấy 2 phần nước sôi (95 - 100 độ C) pha với 3 phần nước giếng hoặc có thể sử dụng nước máy (25 - 30 độ C).
- Bước 2: Ngâm hạt: mở bao hạt giống và cho vào nước ấm đã chuẩn bị ở ở bước 1, ngâm chúng trong khoảng 2 - 3 giờ.
- Bước 3: Sử dụng khăn lông hay loại vải có khả năng giữ ẩm, đã được giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 - 85%). Sử dụng hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, rồi đặt hạt ủ ở nhữngt nơi có ít ánh sáng, nhiệt độ ấm (khoảng 28 - 30 độ C).
- Bước 4: Sau khoảng thời gian 40 - 42 giờ hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, mọi người gieo hạt đã nảy mầm vào vườn ươm. Thực hiện lại việc ủ đối với những hạt chưa này mầm tương tự như ở bước 3, sau khi hạt nảy mầm hết thì tiếp tục thực hiện đem gieo vào bầu.
Cách trồng ớt hiểm và quy trình chăm sóc
Kỹ thuật trồng ớt hiểm cũng như cách trồng ớt hiểm là công đoạn tương đối mất sức hơn so với những công đoạn trước đó.
1. Cách trồng ớt hiểm
Sau khi hạt đã nảy mầm, đem gieo vào khay hoặc gieo vào bầu (nguyên liệu làm bầu gồm có: 2 phần phân chuồng hoai và 1 phần đất cùng với một ít DAP.)
Nếu bạn không trộn DAP cùng với vật liệu làm bầu thì tiến hành pha 20 gram DAP/10 lít nước, tưới với tần suất 3 ngày một lần giúp kích thích sinh trưởng và phát triển rễ.
Phun thuốc ngăn ngừa bệnh chết rạp cho cây con trong vườn ươm và trước khi tiến hành trồng những loại thuốc sau: Rovral, Ridomil, Monceren, Validacin,…
Tới thời điểm cây con có 4 đến 5 lá thật thì tiến hành trồng ớt.
2. Bón phân
Trong kỹ thuật trồng ớt hiếm, loại phân và lượng phân bón tùy thuộc vào loại đất và điều kiện từng vùng miền.
Cách bón: Thực hiện bón vôi trước khi trồng ớt 7 - 10 ngày
Bón lót: sử dụng toàn bộ lượng phân chuồng, Super lân + 14 kg NPK + 12 kg KCl.
Tưới dặm: sau khi trồng ớt 7 ngày, tiến hành pha 1 kg DAP vào 500 lít nước, sau đó tưới đều vào gốc cây.
Thúc thời kì sinh trưởng: 10; 20; 30 ngày sau trồng cây ớt hiếm: 1,5 kg Ure + 3 kg DAP + 4,0 kg NPK
Thời điểm nuôi trái (75 đến 80 ngày sau trồng ớt) ớt thường gặp phải tình trạng thối đuôi trái do thiếu canxi. Có thể bổ sung canxi cho cây ớt hiếm bằng cách phun Nitrat canxi (Ca(NO3)2), phun theo định kỳ 5 ngày/lần. Đồng thời, bổ sung phân bón lá phun cho cây để cây ớt hiếm dễ dàng đậu trái và ngăn ngừa trái sẹo.
Lưu ý khi trồng ớt hiểm
Nên rải vôi trong thời gian cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
Theo độ tuổi của cây mà cần phải bón phân xa dần gốc, bón sâu khoảng 6 - 7cm để phân bón phát huy hiệu quả tốt nhất.
Những lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để giúp có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây