Gói 0.5GR hạt giống Dưa Lưới F1 SV 737 ( Ruột Xanh)
Giá bán: 20.000₫
Dưa lưới là món trái cây thơm ngon được rất nhiều người yêu thích, vì thế mà nhiều trang trại nông nghiệp lựa chọn trồng dưa lưới vì có hiệu quả kinh tế cao.
Bạn nên trồng vào đúng mùa nóng nắng, khô ráo từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch thì cây dưa lưới sẽ phát triển tốt hơn, hạn chế trồng vào mùa mưa hoặc thời tiết lạnh, độ ẩm cao thì dưa sẽ phát triển chậm.
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống dưa lưới
Thị trường hiện nay bán nhiều loại hạt giống dưa lưới khác nhau, bạn cần phải chọn loại hạt giống tốt, sạch, phù hợp với thời tiết, khí hậu của nơi bạn sống, và quan...
Tình trạng:
Còn hàng
Mã sản phẩm: dualuoiruotxanh
Hãng sản xuất: Nanuseeds
Loại: Đang cập nhật...
Dưa lưới là món trái cây thơm ngon được rất nhiều người yêu thích, vì thế mà nhiều trang trại nông nghiệp lựa chọn trồng dưa lưới vì có hiệu quả kinh tế cao.
Bạn nên trồng vào đúng mùa nóng nắng, khô ráo từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch thì cây dưa lưới sẽ phát triển tốt hơn, hạn chế trồng vào mùa mưa hoặc thời tiết lạnh, độ ẩm cao thì dưa sẽ phát triển chậm.
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống dưa lưới
- Thị trường hiện nay bán nhiều loại hạt giống dưa lưới khác nhau, bạn cần phải chọn loại hạt giống tốt, sạch, phù hợp với thời tiết, khí hậu của nơi bạn sống, và quan trọng là có khả năng đề kháng cao.
- Cách trồng dưa lưới bằng hạt đòi hỏi hạt giống kháng bệnh sẽ phát triển tốt hơn, vì vậy bạn nên mua hạt giống ở các cơ sở uy tín và có thương hiệu, hạt giống F1 sẽ có chất lượng cao hơn, khả năng nảy mầm cao và cho năng suất cao hơn.
Bước 2: Ươm cây con trồng dưa lưới
- Tùy vào loại hạt giống mà bạn gieo trồng, hạt giống F1 sẽ không cần phải ngâm ủ, bạn có thể ươm trực tiếp vào đất, còn các loại hạt giống khác sẽ phải ngâm ủ trong nước có nhiệt độ 28 – 32 độ C, khoảng 2 tiếng rồi ủ khoảng 24 – 36 giờ trong khăn ẩm, có độ thoáng khí tốt.
- Hạt giống sẽ được trồng trong giá thể trước, giá thể nên được trộn bởi 3 loại là mụn xơ dừa, phân hữu cơ (phân chuồng) và tro trấu. Chúng được phối hợp với nhau theo công thức 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu.
- Cách gieo trồng hạt dưa lưới là hạt giống sau khi ủ sẽ được cho vào bầu ươm hoặc khay ươm có 50 lỗ/khay, bạn cho giá thể vào mỗi lỗ, gieo hạt giống rồi đặt ở nơi có nhiệt độ mát mẻ, khô ráo và tưới nước cho hạt.
- Hạt giống được cho vào từng lỗ, các khay cần được che mưa, tránh côn trùng xâm phạm, được ươm khoảng 10 – 14 ngày, khi nào lên lá thật thứ 2 thì tiến hành trồng.
Bước 3: Chuẩn bị đất trồng cây dưa lưới
- Loại đất phù hợp để trồng cây dưa lưới là đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ sẽ giữ được dinh dưỡng cho đất, lại có thể thoát nước tốt khiến cho độ ẩm đất luôn ở mức vừa phải từ 75 – 80%, loại đất này sẽ giúp cho cây dưa lưới nhanh phát triển và hạn chế được những loại bệnh hại dưa lưới.
- Đất trồng dưa lưới phải được chăm sóc trước khi trồng
- Mảnh đất bạn dùng để trồng dưa lưới không nên luân canh liên tục, trồng dưa lưới nhiều vụ mùa trên một thửa ruộng làm cho đất cạn kiệt chất dinh dưỡng, tiềm ẩn sâu bệnh tồn tại, khiến cho cây phát triển kém.
- Vì vậy, trước khi gieo trồng, đất nên được thu gom tiêu hủy cây cũ, cỏ dại, rơm rạ,…, sau đó rải vôi, làm sạch trứng, sâu, ấu trùng hoặc nhộng. Đất cần bổ sung thêm tro trấu hoặc phân chuồng để tăng chất dinh dưỡng.
Bước 4: Gieo cây con trồng dưa lưới
- Hạt giống nảy mầm và cho ra 2 lá thật thì bắt đầu đưa ra trồng đất, bạn nên trồng với mật độ hợp lý, cây cách cây khoảng 0,5m x 0,5m để đảm bảo cây phát triển tốt và không bị đan xen nhau, các hàng cũng phải cách nhau từ 1,8m x 2m. Để hạn chế việc mọc cỏ dại và ngăn ngừa sâu bệnh, bạn có thể trải màng phủ nilon.
- Cây con nên được trồng vào thời điểm mát mẻ, khô ráo, nên vào buổi chiều mát, nắng đã tắt, khi đó bạn tiến hành trồng và tưới nước cho cây, ngày tưới 2 lần, đảm bảo lượng nước vừa đủ để cây thích nghi và phát triển.
Bước 5: Chăm sóc cây dưa lưới
- Chăm sóc cây đến khi cây được 5 – 6 lá thật thì bắt đấu bấm ngọn, để lại những nhánh con to khỏe nhất, việc bấm ngọn sẽ tiếp tục khi cây được 15 – 16 lá thật để các nhánh nhỏ hơn phát triển, tập trung chất dinh dưỡng cho việc ra hoa tạo quả.
- Bạn nên nhớ việc bấm ngọn rất cần thiết và nên thực hiện vào sáng sớm, tránh để cho mầm bệnh sản sinh vào các vết thương hở của cây.
- Bón phân cho cây có kế hoạch và thường xuyên để cây phát triển tốt và dễ đậu hoa kết trái, các loại phân bón cần có sự cân bằng tùy từng thời điểm, có cả bón NPK, bón thúc và bón bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác để cây nhanh lớn, ra trái thơm ngọt, mọng nước.
- Khi cây bắt đầu ra hoa, hoa sẽ cần được thụ phấn trong 3 – 5 ngày, khi hoa bắt đầu kết trái, cách trồng dưa lưới hiệu quả là bạn chỉ nên giữ lại mỗi cây 1 quả, không nên để lại nhiều dù hoa rất sai, vì trọng lượng của dưa lưới rất nặng nên cây không trụ nổi, và điều này giúp cho trái dưa thêm thơm ngon hơn.
- Khi trái dưa lớn hơn, bạn nên có biện pháp dùng dây treo cho đồng ruộng của mình để buộc từng trái dưa lên đó cho giảm bớt sức nặng.
- Giảm bớt lượng nước khi cây dưa lưới ra hoa đậu quả, bón thêm phân NPK để quả phát triển tốt và nhanh lớn.
Bước 6: Thu hoạch
- Khi vườn dưa lưới của bạn đã gần đến thời gian thu hoạch, bạn sẽ nhận thấy quả dưa lưới có màu trắng ngà hoặc màu vàng, gân lưới trắng xuất hiện rõ và cuống dưa bị nứt xung quanh.
Nội dung đang cập nhật ...