Gói 10 hạt sứ Thái kép mix đủ 10 màu tặng 10 viên nén ươm hạt
Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae, thuộc nhóm cây mọng nước, và được mệnh danh là "hoa hồng sa mạc", được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta.
Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae, thuộc nhóm cây mọng nước, và được mệnh danh là "hoa hồng sa mạc", được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta.
Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6 - 7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3 - 10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh.
Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8 - 10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.
Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ
Sứ là loại cây ưa sáng, từ 70 - 100% ánh sáng chiếu trực tiếp trong 8 - 12 giờ mỗi ngày là tốt. Nếu ánh sáng ít hơn cây sứ phát triển nhanh nhưng cành ẻo lả, dễ ngã đổ, lá to, mỏng, xanh đậm, ít hoa và quan trọng hơn là dễ bị thúi úng nếu trồng ở môi trường dư nước. Khi cây sứ đủ nắng thì phát triển chậm, cứng chắc và rất nhiều hoa, đặc biệt bộ củ cũng rất đẹp. Vì những lý do đó mà cây sứ thường được trồng ở những nơi nắng nhiều, hơi khô hạn, diện tích đất hẹp (trồng chậu, bồn hoa…) trừ 1 số vùng đất cát ven biển thì sứ được trồng xuống đất cát do không bị úng nước, tránh được hiện tượng thối củ.
Nhiệt độ môi trường có liên quan mật thiết với độ thông thoáng và cường độ ánh sáng. Nếu ở nơi tù túng về không gian thì nhiệt độ tăng cao, cây sứ phát triển không mạnh, lá thường bị cuốn bờ mép; ngược lại những nơi dù nắng 100% nhưng trống trải, nhiều gió thì cây sứ vẫn phát triển tốt (với điều kiện đủ nước).
Nước tưới
Cũng như tất cả các loài cây trồng, sứ cũng cần nước để sống và phát triển, điều quan trọng nhất là sứ không chịu úng nước, do sứ là cây mọng nước, tức là tích trữ nước (trong thân, lá, rễ, củ) nên cây sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt, có khi 1 - 2 tháng không tưới cây sứ vẫn không chết, chỉ khô héo quắt lại, nhưng khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, có nước đầy đủ thì cây sứ lại phát triển tiếp.
Tùy theo chất liệu trồng mà ta có cách tưới hợp lý. Chú ý theo dõi sau mỗi lần tưới thì đến bao lâu đất trong chậu hoa trồng sứ khô xuống đến 1/3 chậu, tính từ lớp mặt, bấy giờ ta có thể tưới lại được. Nếu chất liệu trồng tơi xốp (phân rơm, rác mục) thì ta có thể tưới nước mỗi ngày.
Chất lượng nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây sứ. Độ PH từ 5.5 - 6.5 là tốt, dưới 5.5 thì hơi chua phải bón thêm vôi. Nước bị nhiễm sắt thì cũng không tốt cho sứ, cây sẽ chậm phát triển, rễ bị cùn, lá không xanh, nhỏ lá quăn queo.