Gói 1g hạt giống hành củ
Giá bán: 10.000₫
Hành tây là loài cây có nguồn gốc từ Tây Nam Á, có tên khoa học là Allium cepa L, thuộc họ hành tỏi (Alliaceae) hoặc Amaryllidaceae). Đây là loại thân củ thuộc lớp một lá mầm. Hành tây thuộc giống cây thân thảo hai năm hoặc lâu năm nhưng trong sản xuất thì được trồng trọt như cây hằng năm.
Theo sách cổ ghi lại, giá trị dinh dưỡng của hành tây được biết đến từ rất sớm, chúng rất giàu chất dinh dưỡng tự nhiên như kali, vitamin C, axit amin,... Hành tây được sử dụng trong hầu hết các công thức nấu ăn hàng ngày.
1. Cách trồng hành tây
Vì những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, hành tây được trồng rộng rãi ở nước ta. Cây có bộ rễ kém phát triển, khả năng chịu đựng kém, nên nếu có ý định trồng hành tây tại nhà, bạn phải bỏ thời gian chăm sóc cho cây. Bạn có thể tận dụng những vật có trong nhà như thùng xốp, chậu, khay hoặc mảnh đất trống để trồng cây, dưới đáy cây phải được đục lỗ để cây thoát nước.
2. Nhiệt độ trồng hành tây
Hành tây là loại cây trồng ưa khí hậu lạnh, có khả năng chịu rét cao. Nhiệt độ thích hợp để cây nảy mầm là 18 độ C, tuy nhiên, cây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 7 đến 29 độ C. Ở giai đoạn sinh trường, nhiệt độ ưa thích của cây từ 23 đến 27 độ C. Cây sinh trưởng và phát triển chậm khi nhiệt độ cao trên 30 độ C.
Hành tây là cây ưa sáng, ở giai đoạn hình thành và tăng trưởng, cây ưa thích biên độ nhiệt ngày và đêm lớn, số giờ chiếu sáng trong ngày từ 12 - 15 giờ.
Cây được trồng nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Thời gian trồng cây thích hợp nhất là vụ đông (tháng 8 đến tháng 11), cây cũng có thể gieo trồng trái vụ từ khoảng tháng 3 tháng 4 nhưng sẽ cho năng suất thấp hơn.
Lưu ý: Hiện nay có phong trào trồng hành tây thủy sinh trong cốc nước để làm cảnh ở nhà cũng như nơi làm việc. Để trồng hành tây thủy sinh bạn cần chú ý cho cây tiếp xúc nhiều ánh sáng và nhiệt độ trung bình 22 - 28 độ C.
3. Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Cây hành tây ưa phát triển ở các loại đất tơi xốp như đất thịt nhẹ, đất pha cát thoát nước và giữ ẩm tốt. Không trồng cây trên các loại đất có tỷ lệ sét quá cao, ví dụ như đất thịt, đất thịt nặng.
Để cây phát triển tốt, bạn có thể mua đất có sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ... Có thể bón lót thêm với vôi rồi phơi ải từ 7 đến 10 ngày để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Độ pH trong đất thích hợp để cây phát triển tốt từ 6 đến 6.8. Nếu độ pH cao hơn, từ 7.5 đến 7.8 cây vẫn có thể sinh trưởng bình thường. Hệ rễ của cây sẽ chết nếu pH dưới 6.
Hạt giống cây có thể gieo trực tiếp vào đất hoặc ngâm ủ qua nước ấm cho tốc độ nảy mầm nhanh hơn rồi đem gieo. Gieo hạt giống ra đất rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Để đảm bảo đất luôn ẩm, tạo điều kiện tốt cho cây nảy mầm, cần tưới nước cho cây mỗi ngày một đến hai lần. Trong quá trình cây sinh trưởng, bạn cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn, phát triển kém, có sâu bệnh.
Những lưu ý khi trồng hành tây
Cây hành tây thường ít bị sâu bệnh, bệnh thường gặp là bệnh cháy lá hành, bệnh sương mai và bệnh thối củ. Bạn cần áp dụng các biện pháp phòng trừ và đảm bảo chế độ tưới nước cho cây hợp lý. Nếu phát hiện cây có những triệu chứng bệnh trên thì nên sử dụng các loại thuốc đặc trị.
Cách chăm sóc hành tây
Sau khi trồng 10 ngày thì tiến hành bón lót cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân bò, phân dê... Sau đó, khoảng 15 – 20 ngày thì tiến hành bón đợt tiếp theo. Mỗi lần bón phân kết hợp với việc vun xới và làm cỏ cho cây.
Là loài cây ưa ẩm và chịu hạn kém, bạn phải thường xuyên tưới nước cho cây để cây phát triển tốt.
Thời gian thu hoạch
Hành tây phát triển nhanh nên khoảng sau 4 tuần, bạn có thể lấy lá hành để làm gia vị nấu ăn, có thể cắt hết lá để cây ra đợt lá mới. Sau khi gieo trồng khoảng 3 – 4 tháng, bạn có thể thu hoạch củ hành.