Cây giống bồ công anh Việt Nam loại có dược tính cao - Cây mũi mác, rau bồ cóc, cây diếp hoang
Bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng.
Đặc điểm
Bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng.
Tên khác: Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.
Tên khoa học: Lactuca indica L., họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
Cách chăm sóc cây bồ công anh
Tưới tiêu
Hoa bồ công anh là loại cây ưa sự ẩm ướt. Tuy nhiên, các bạn đừng tưới nhiều nước và cũng nên chú ý vấn đề thoát nước để tránh cây bị ngập úng.
Tránh để cây bị chiếu nắng trực tiếp quá nhiều và cũng không nên chỉ để cây trong bóng râm. Các bạn hãy sử dụng phương pháp che chắn thích hợp để cây phát triển tốt nhất.
Vào những ngày nắng nóng, hãy chú ý tưới nước hợp lý để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.
Bón phân
Khi trồng hoa bồ công anh, không nên dùng những loại phân hóa học để bón. Các bạn chỉ nên sử dụng loại phân hữu cơ.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, các bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây cách tháng một lần. Tùy vào số lượng cây trồng mà các bạn sử dụng lượng phân bón hữu cơ phù hợp. Có thể dùng phân gà hoặc phân lợn. Những loại phân này không gây nóng cho cây. Tuy nhiên chỉ nên bón một lượng nhỏ.
Các bạn nâng phần lá lên và bón phân vào dưới lá, gần gốc hoặc đào đất ở xung quanh đó rồi bón phân xuống để phân tan ra từ từ.
Phòng ngừa sâu bệnh
Khi trồng hoa bồ công anh cần chú ý các loại sâu bệnh, côn trùng như kiến, ốc sên, rầy,… Bên cạnh đó, cỏ dại cũng là tác nhân cần loại bỏ.
Khi cây ra hoa, kiến sẽ đóng vai trò giúp cây thụ phấn tốt hơn. Nhưng trong quá trình ươm hạt, thì kiến là tác nhân gây hại, phá hỏng hạt giống.
Ốc sên và rầy thì có thể bắt và loại bỏ trực tiếp, hoặc dùng các loại thuốc chuyên đặc trị để tiêu diệt.
Nếu thấy cỏ dại mọc nhiều quanh cây hoa bồ công anh thì hãy nhổ thật sạch sẽ.
Kỹ thuật khi trồng kích thích cây hoa bồ công anh phát triển
Để cây hoa bồ công anh ra nhiều nụ hoa và cây phát triển tươi xanh hơn, các bạn hãy lưu ý một số mẹo sau:
– Cắt tỉa bớt đi một nửa số lá cây, hoặc nhiều hơn.
– Tưới nước đều đặn, giữ lượng ẩm phù hợp trong đất.
– Những ngày trời mát, ẩm thì bỏ khô, không tưới nước cho cây nữa. Tuy nhiên, nếu thấy đất khô quá thì hãy bổ sung thêm một chút nước cho cây.
– Sau 7 ngày thì nên bón ít phân cho cây.
Sau khoảng một thời gian ngắn, các bạn sẽ cây phát triển rõ rệt.
--
Quý khách hàng cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ:
Webite: http://nongtraitaigia.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongtraitaigiaa
Hotline: 0916 000 486
Zalo: 0589593912
Địa chỉ shop: 33 đường số 1, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, HCM (Search Google Map: Nông Trại Tại Gia)