Cây Lan hồ điệp có sẵn 2 ngồng hoa - giao cây to như hình, hoa có màu ngẫu nhiên, không chọn màu
Lan Hồ Điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng. Nếu bạn yêu hoa lan thì chắc chẳn sẽ biết loài lan hồ điệp, loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa lan.
Lan Hồ Điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng. Nếu bạn yêu hoa lan thì chắc chẳn sẽ biết loài lan hồ điệp, loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa lan.
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ.
Ngành: Magnoliophyta (thực vật hạt kín)
Lớp: Monocotyledoneae (lớp một lá mầm liliopsida)
Bộ: Orchidaceae
Họ: Orchidaceae
Giống: Phalaenopsis
Loài: Phalaenops is spp
Tên khoa học: Phalaenopsis wedding promenade
Thông tin cơ bản về hoa lan hồ điệp
Lan Hồ Điệp là loài thực vật đơn thân, ngắn, lá to, dày và mọc sát vào nhau. Cuống hoa mọc từ nách lá, thường dài hướng lên ra khỏi chậu, hoa nở từng bông trên cành, 3 đài to tròn, hai cánh xoè rộng, màu sắc rực rỡ. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa trong giống như con bướm sặc sỡ. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, nhìn qua giống như đàn bướm đang giang cánh chuẩn bị bay.
Hoa nở luân phiên hết bông này đi đến bông khác, thời kì nở hoa thay đổi theo từng loài và thường nở trong vài tháng. Số hoa trên cành biểu thị sức sống của cây. Số lượng hoa càng nhiều thì cây càng sung sức. Riêng đặc tính phân nhành hoa lại tùy thuộc nhiều vào từng loại giống hoa. Ví dụ như Lan Hồ Điệp màu vàng hoặc loại mini thì thường phân nhánh hơn Lan Hồ Điệp màu trắng, tím.
Đặc điểm của hoa lan hồ điệp
Về rễ: Hệ rễ của lan hồ điệp có hình dạng to, mập và có nhánh hoặc không phân nhánh chứ không chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh một cách rõ ràng. Rễ của hồ điệp có màu trắng – xanh, đầu rễ màu vàng – xanh, vàng – trắng hặc màu đỏ tối. Khi trồng trong chậu, rễ thường sẽ mọc lan ra bên ngoài thành chậu và buông lủng trong không khí. Đây là đặc điểm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan, bởi trong rễ có diệp lục nên có khả năng quang hợp, hút nước và chất dinh dưỡng.
Về thân: Lan hồ điệp có thân ngắn, và sinh trưởng khá chậm chạp. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, hàng năm, thân chính của hoa hồ điệp sẽ mọc ra các lá mới theo chiều thẳng đứng, còn cành hoa sẽ mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá và lá mọc xếp thành hai hàng xen kẽ nhau. Bên cạnh đó, cây lan rất khó mọc ra trồi nhánh, nên không dùng biện pháp tách cây để nhân giống. Ngoài ra, thân hồ điệp ngoài tác dụng giữ cho cây đứng thẳng, còn có có chức năng giữ chất dinh dưỡng cho cây.
Về lá: Lá của lan hồ điệp khá to bản, dầy và đầy đặn, mọc theo chiều đối xứng ôm lấy thân cây. Số lượng lá trên thây cây không nhiều, thông thường thì một cây lan trưởng thành sẽ có từ 4 lá trở lên. Màu sắc của lá bao gồm ba loại: Lá màu xanh, mặt trên và mặt dưới lá có màu đỏ, mặt trên của lá đốm và mặt dưới màu đỏ. Dựa vào màu sắc của lá có thể giúp phân biệt được màu sắc của hoa. Nếu lá có màu xanh thường sẽ ra hoa màu trắng hoặc các màu nhạt, còn các lá có màu khác sẽ ra hoa màu đỏ.
Để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, bề mặt trên của lá không có khí khổng. Một ưu điểm của loài lan này là khí khổng không mở ra vào ban ngày nên cây không bị mất nước cũng như thoát hơi nước. Vì thế, sẽ rất có lợi khi cây không được cung cấp nước thường xuyên. Trong trường hợp điều kiện thời tiết khô hạn, thì khí khổng đóng lại, khi đó quá trình quang hợp chỉ diễn ra vừa đủ cho lượng CO2 tạo ra trong chu trình hô hấp.
Về cành hoa: Cành hoa lan hồ điệp được mọc ra từ nách lá, và mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4 nếu đếm từ trên xuống. Thông thường, lan hoa to ít phân nhánh, còn lan hoa nhỏ thì phân nhánh rõ rệt, một số giống hoa nhỏ có thể nở đến tận hơn 200 bông hoa. Đa số các giống hoa đơn, cây chỉ ra một cành hoa, còn một số giống trong điều kiện tốt hơn có thể mọc ra 2-3 cành hoa.
Về hoa: Hoa của nó có 2 loại, đó là “hoa đều đặn” và “cực kỳ đều đặn”. Hoa đều đặn là loại có cánh hoa to rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở hoặc hở rất nhỏ và tất cả bông hoa đều tạo dáng hình tròn. Còn hoa cực kỳ đều đặn là hoa có dáng rất tròn, cánh hoa đều chồng khít lên nhau và không có khe hở.
Một số loài có cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là: trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.
Nguồn gốc của hoa lan hồ điệp
Lan Hồ điệp có xuất xứ là loại phong lan từ các nước Đông Nam Á, trên dãy núi Himalaya và các vùng núi thuộc Philippines. Sau này được phát triển và lai tạo tại các phòng nuôi cấy mô ( gọi là lan công nghiệp) nên càng ngày càng có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Các nước phát triển về ngành công nghiệp trồng lan này phải kể đến: Đài Loan, Trung Quốc…
Giống Lan Hồ Điệp có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya một châu Á có hơn 20 loài lan ưa nóng có ở các nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông Ấn Độ.
Hoa Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. bao gồm năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis vào năm 1825, Blume bãi biển núi nhà thực vật Hà Lan định danh bãi biển núi lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl ..và tên đó được dùng cho pha trộn biển ngày nay.
Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400 m nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20°C – 30°C, trong đó nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22°C – 27°C.
Việt Nam có khoảng 5 - 6 giống nguyên chủng, gồm Phalaenopsisi gibbosa Sweet, phalaenopsis manniiRchob.f, Phalaenopsis braceana(Hook.f) christenson, phalaenopsis fuscataRchob.f, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f.). Hầu hết đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ, hương thơm độc đáo.
Có 2 loại hồ điệp là hồ điệp rừng và hồ điệp công nghiệp tuy nhiên dòng hồ điệp mà bạn thường nhìn thấy trên thị trường là dòng hồ điệp công nghiệp, để hiểu rõ hơn về 2 loại này chúng tôi sẽ phân biệt giúp bạn
- Lan Hồ điệp rừng: Lan hồ điệp rừng hay còn gọi là tiểu hồ điệp được mọc tự nhiên ở rừng. Đặc điểm về thân cành lá không có gì đặc biệt hơn so với một cây hồ điệp bình thường. Tuy nhiên, thân, cành, lá của cây đều nhỏ hơn và màu sắc của hoa không đa dạng bằng. Dòng tiểu hồ điệp này tương đối dễ trồng và chăm sóc bạn chỉ cần đảm bảo được ánh sáng nhiều, độ ẩm từ 50 – 70% là cây có thể phát triển một cách khỏe mạnh mà không cần chăm bón quá cầu kỳ cẩn thận.
- Lan hồ điệp công nghiệp: Khác với dòng lan hồ điệp rừng, lan hồ điệp công nghiệp là loại lan công nghiệp rất khó trồng và chăm sóc bởi bản thân nó được sinh ra trong phòng cấy mô, được đảm bảo rất nghiêm ngặt về môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.
Đặc điểm là cây đơn thân, lá to, hoa to, có nhiều màu sắc ( tính đến nay đã có khoảng hơn 30 màu sắc khác nhau như: trắng v3, tím, vàng hoàng hậu, vàng công chúa, vàng kim cương, má hồng, trắng chấm tím, vàng táo……..
Điểm đặc biệt của lan công nghiệp chính là lúc hoa nở rộ đúng vào dịp tết nguyên đán nên được rất nhiều người lựa chọn làm món quà độc đáo để trang trí hoặc biếu, tặng cho những người thân yêu.
Kỹ thuật chọn chậu trồng lan hồ điệp
Kỹ thuật trồng lan hồ điệp đem lại cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì yếu tố chọn chậu cây để trồng cũng khá quan trọng. Trước hết cần phải chọn chậu trồng phù hợp với kích thước cây, đừng chọn chậu to quá. Nếu muốn cây mau ra hoa nên chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển nhiều lá mà không chịu ra hoa. Nếu là chậu đất nung thì rất tốt, nhưng bạn phải ngâm chậu trong nước cho chậu ngấm no nước rồi mới trồng cây; nếu là chậu nhựa có thể trồng cây luôn.
Chuẩn bị than: Than trồng lan hồ điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm của than khi trồng lan hồ điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.
Kỹ thuật trồng lan hồ điệp
Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.
Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…xung quanh.
Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.
Cách trồng:
- Cây con trong chai được lấy ra nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn dính trên rễ cây đến khi thấy không còn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư, thối. Sau đó xếp cây lên khay hoặc rổ nhựa cho ráo nước, nhưng không để quá khô làm mất sức của cây.
- Khi cây đã ráo nước tiến hành trồng ngay vào chậu nhựa trong, giá thể là dớn mềm đã được xử lý như sau:
- Bước 1: dớn được làm tơi xốp;
- Bước 2: tưới phun sương giúp dớn ướt đều bề mặt;
- Bước 3: vắt ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.
Sau khi xử lý dớn xong, tiến hành bó cây đều quanh gốc, sau đó đặt vào chậu nhựa. Chậu nhựa được lót một lớp xốp hay than củi mỏng (từ 0,5-1,5 cm), chú ý bó dớn không quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi trồng 3–5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo, định kỳ 3 ngày/lần.
Những điều bạn nên biết khi chăm sóc lan Hồ Điệp:
Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm
Lan Hồ Điệp là loài cần ánh sáng để phát triển tốt. Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,… Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn… Ánh sáng lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29°C và nhiệt độ ban đêm là 13-18°C. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32°C. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16°C cho lan Hồ Điệp liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.
Lan Hồ Điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan Hồ Điệp.
Nước tưới và phân bón cho lan hồ điệp
Việc tưới nước cho lan Hồ Điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau, do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.
Nước tưới và phân bón cho lan hồ điệp
Đối với lan Hồ Điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,…đây là các loại phân rất tốt cho cây. Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Suốt những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.
Tạo sự thông thoáng cho lan lan hồ điệp
So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan Hồ Điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan Hồ Điệp và không gian quanh chậu.
Trừ Sâu bệnh cho hoa lan hồ điệp
Cần chú ý tình trạng sức khỏe chậu lan vì đôi lúc Hồ Điệp cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp đỏ, ốc sên… Khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng nếu tình trạng cây lan Hồ Điệp bị xâm hại quá nặng.
Đối với các loài vi nấm sẽ khó diệt trừ hơn, do đó luôn chú ý vệ sinh chậu trồng, lá cây và đảm bảo môi trường thông thoáng cho lan Hồ Điệp để phòng ngừa vi nấm xuất hiện. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần hư hại và tiến hành thay chậu mới. Trước khi thay phải nhớ vệ sinh chậu trồng và chuẩn bị chất trồng mới cho lan. Sau đó để cây ở nơi có ánh sáng yếu như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc để cây dưới mái che có ánh sáng 70% để cây có thời gian hồi sức.