[Giống Quý Hiếm] Lan Rừng - Lan Vảy Rồng hàng đẹp, khóm to, hàng hiếm cho người yêu lan sưu tầm - Giao khóm cây chưa hoa như hình
Lan vảy rồng là cái tên gọi độc đáo và thú vị. Không chỉ riêng cái tên mà hình dáng của nó cũng không kém phần độc đáo, chùm hoa nở vàng rực rỡ thu hút mọi ánh nhìn. Lan vảy rồng là một trong những loài nằm trong nhóm lan hiếm và được nhiều người trong giới chơi lan yêu thích và ưa chuộng nhất hiện nay.
Đặc điểm của lan vảy rồng
Phần thân của lan khá ngắn chỉ có chiều dài khoảng 4 - 7cm và bán kính từ 1,5 - 2,5 cm có phần ngọn phình to ở giữa và thóp nhỏ lại ở gốc. Đối với một giả hành bình thường thì có khoảng 3 đốt.
Phần giả hành của loại lan này khá to và dài, hơn nữa trên mỗi giả hành có một chiếc lá khá dày, cứng nằm trên đó, chiếc lá này có màu xanh đậm và đầu lá tròn. Có thể thấy ngoại hình của loại lan vảy rồng này cùng bộ giả hành là độc nhất vô nhị trong các loại lan.
Lan vảy rồng còn được phân nhỏ thành 2 loại là vảy rồng lào và vảy rồng ta. Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn loại lan cho phù hợp mình vì mọi người đều nhận xét rằng chúng đều thơm và đẹp.
Giai đoạn lúc hoa nở là lúc lan vảy rồng đẹp nhất. Một cây trung bình sẽ cho ra khoảng hơn 10 cành với những bông hoa nhỏ mọc trên đó. Khoảng thời gian mùa xuân hè là lúc lan vảy rồng nở hoa và thường giữ được trong khoảng 15 ngày. 3 cánh tròn của hoa xếp so le nhau và có màu vàng rực rỡ, phần nhụy hoa thì màu đậm hơn một chút.
Cách trồng lan vảy rồng
1. Nên trồng lan vảy rồng vào tháng mấy?
Chu kì nở hoa của cây là vào độ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Thời gian này là lúc mùa hè nóng bức. Chỉ một thời gian ngắn sau đó thì hoa sẽ lụi tàn.
Khoảng thời gian chơi lan chỉ dao động từ 7 - 10 ngày thôi. Nhưng do vẻ đẹp của chúng nên nhiều người vẫn thích trồng lan vảy rồng mà không ngần ngại tới tuổi thọ của hoa.
2. Lựa chọn giá thể trồng lan vảy rồng
Gỗ lũa là loại giá thể được nhiều người sử dụng để trồng lan vảy rồng nhất. Bạn nên chọn giá thể càng cứng càng tốt.
Trước khi tiến hành ghép cây vào giá thể thì giá thể phải được bóc vỏ và làm thật sạch sẽ để ngăn ngừa mầm bệnh. Đồng thời không cho cơ hội để côn trùng xâm nhập hay làm tổ trên đó.
Nhiều người muốn chậu lan của mình thật đặc biệt còn kỳ công đục đẽo giá thể thành hình con rồng. Khi đó kết hợp với giỏ lan sẽ tạo nên một con rồng thực thụ. Từ đó mà vẻ đẹp của cây tăng lên gấp bội.
Bạn có thể sử dụng dớn bảng nếu có ý định vận chuyển đi xa. Dùng dớn bảng có ưu điểm là vừa dễ ghép vừa dễ chăm sóc nữa.
3. Xử lý giống trước khi ghép vào giá thể
Với việc xử lý cây trước khi trồng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đem loại bỏ hết rễ già, dập nát tương tự như các loại lan khác. Sau đó sử dụng nước lá để rửa cho cây.
Tiếp theo đem ngâm cây vào dung dịch Physan 15 trong khoảng 20 phút. Chủ yếu là để loại bỏ mầm mống bệnh cho cây. Vớt ra và để cây khô ráo rồi tiếp tục ngâm vào dung dịch B1+Atonik khoảng 1 giờ đồng hồ nữa.
Giống cây này không cần quá nhiều nước, nó chỉ cần ở mức trung bình thôi. Bạn chỉ cần sử dụng bình phun sương để phun cho cây theo định kỳ để cây có đủ độ ẩm là được.
Không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây cũng như không được để cây ở nơi nắng quá. Như vậy cây sẽ rất nhanh bị héo úa và có thể chế. Nếu để ở nơi quá tối thì lá bị sẫm màu và không còn đẹp nữa.
4. Tiến hành trồng lan vảy rồng
Những bước đầu của việc trồng lan vảy rồng tương tự như chúng tôi vừa hướng dẫn, sau khi mua về thì bạn loại bỏ bớt rễ già rồi ngâm với dung dịch B1 để mau ra rễ. Hoặc nếu muốn rễ mọc ra nhanh nhất thì có thể sử dụng dung dịch chuyên kích thích mọc rễ.
Ngâm khoảng 2 tiếng là có thể lấy ra và tiến hành ghép được rồi. Nếu không thì cứ vớt ra rồi để ở cây ở những nơi thoáng mát. Vài hôm sau bạn mới bắt đầu ghép vẫn không sao.
Thông thường thì những miếng giá thể to được người ta chọn lựa để ghép cây vào nhiều hơn. Bởi vừa tiết kiệm được thời gian mà lại đỡ tốn công và ít ảnh hưởng đến giả hành.
Tuy nhiên nếu ghép lan vào những miếng trung bình hoặc nhỏ cũng không hề ảnh hưởng tới cây. Nếu thực hiện theo cách 2 thì bạn sẽ chọn lựa được những miếng có nhiều giả hành non.
Bạn sẽ không tránh khỏi việc dính những giả hành già nếu chỉ ghép những miếng to. Lợi ích khi ghép bằng những miếng nhỏ là giúp bạn tùy biến hình dáng khi ghép cây.
Khi bạn cần ghép lũa thì những miếng giả hành nhỏ là vũ khí lợi hại của bạn. Bởi khi bạn muốn ghép vào những chỗ lồi lõm thì sử dụng miếng giá thể nhỏ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Một chú ý nhỏ khi ghép vảy rồng lên gỗ đó là: khoảng cách giữa gỗ rễ miếng vảy rồng và giá thể ít nhất là nửa phân. Như vậy cây sẽ dễ dàng trổ rễ hơn.
Muốn có được một khoảng cách như ý, bạn có thể thực hiện theo cách sau để. Sử dụng một miếng gỗ chèn vào giữa gốc và gỗ. Dùng dây để cố định chặt giá thể và miếng gỗ vảy rồng lại. Như vậy khi tưới nước hay có gió lớn thổi tới cũng không làm cây bị lung lay.
Cách chăm sóc lan vảy rồng
1. Nước tưới khi trồng lan vảy rồng
Muốn lan vảy rồng phát triển tốt, bạn nên tưới nước cho cây với chu kỳ từ 2 - 4 lần/ngày. Tần suất này sẽ giúp cây đâm rễ dễ dàng vì chúng có đủ độ ẩm. Không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây.
Những nơi râm mát là vị trí tốt nhất để cây phát triển. Cách từ 5 đến 7 ngày hãy phun thuốc kích rễ 1 lần. Nên chọn loại thuốc kích rễ 1 lần như Atonik hoặc B1. Nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm trước khi sử dụng.
Bạn có thể thoải mái tưới nước cho cây bởi sử dụng giá thể của lan là gỗ. Khi thấy giá thể khô bạn có thể cung cấp nước luôn, không phải lo cây bị ngập úng.
2. Cách bón phân khi trồng lan vảy rồng
Khi cây bắt đầu ra rễ bạn tiến hành bón phân NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20, với tần suất 5 - 7 lần/ngày.
Nên phun cho lan vảy rồng loại NPK 10-30-10 vào khoảng thời gian sau tết âm lịch và treo chúng ở những nơi có ánh nắng để kích thích cây ra hoa.
Một lưu ý nữa trong việc trồng và chăm sóc lan vảy rồng là khi hoa tàn vẫn tiếp tục bón phân NPK như trong giai đoạn cây trưởng thành.