Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc chậu hoa hồng cổ Sapa

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa

 

Đối với loài cây hồng cổ Sapa này, với giống cây phát triển khá khỏe mạnh và khả năng sống lâu; cây tương đối dễ chăm sóc và bạn cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc hoa hồng cổ Sapa.

Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ, nếu trồng chậu bạn nên trộn đất hun và xỉ than sàng nhỏ. Còn nếu như trồng trực tiếp xuống đất thì cần đào hốc trồng to hơn bầu cây, để tránh làm vỡ bầu.

Hoa hồng Cổ Sapa - Một giống hồng đến từ Anh Quốc ~ KiViBaRa

  • Khi trồng chậu lưu ý là trộn giá thể hoặc trồng hoa hồng tơi xốp và dinh dưỡng. Các giống hồng cổ hợp với phân gà hoặc phân bò, bạn cũng có thể bổ sung thêm các chế phẩm từ đậu tương ngâm để góp phần làm cho hoa thơm, to và đẹp hơn.
  • Ngoài việc bón phân thường kỳ từ 7-10 ngày một lần, khi hoa tàn nên bấm tỉa để kích thích lên chồi đều (nên bấm xuống 2-3 nách lá).
  • Sau khi bấm tỉa, tầm 30 đến 40 ngày thì hoa hồng cổ Sapa sẽ ra lứa hoa mới. Hoa hồng đào cổ này sẽ rất khỏe, ít khi mắc bệnh, nhưng cũng nên cẩn thận vào mùa đông xuân có thể gây bệnh phấn trắng.
  • Bệnh phấn trắng trên hoa hồng cổ Sapa cũng tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị để chứa bệnh cho hoa. Chỉ nên phun tầm 2-3 lần, tiếp tục phun lại sau 2-3 ngày phun.

Bạn phải chăm sóc cũng như bón phân định kỳ để cây hoa hồng cổ Sapa này phát triển tốt và ra nhiều hoa hơn.

Cách chăm sóc hoa hồng cổ Sapa

 

  • Sau khi bạn trồng cây xuống và để ổn định cây đứng vững thì lúc này bạn nên tiến hành tưới đẫm nước cho cây để giúp cây có thể nhanh chóng phục hồi và phát triển tốt hơn.

  • Sau khoảng 1 tuần thì lúc này, cây đã bắt đầu ra bộ rể mới và phát triển chồi mới thì lúc này tưới phân cho cây với lượng phân vừa phải để kích thích rể cây phát triển tốt hơn.
  • Tiếp đó, sau khoảng nửa tháng bón thức bằng cách tưới đạm và kali loãng. Đây là cách chăm sóc hoa hồng cổ Sapa thông dụng mà không quá cầu kỳ nhưng lại vẫn có thể giúp cây phát triển tốt và nhanh cho hoa nở.
  • Nếu bạn muốn tạo thế cho cây hoa như ý muốn thì ngay từ khi cây cao khoảng tầm 25 cm hãy tiến hành bấm ngọn; chỉ để 4-5 cành cấp 1 tỏa đều xung quanh tạo thành bộ khung chính cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây một cách hiệu quả

Trồng hoa hồng cổ Sapa cũng giống các loại cây khác, thường sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh tân công. Dù là bất cứ hoa nào cũng dễ mắc bệnh và loài hoa hồng cánh sen cổ này cũng không ngoại lệ.Một số mẹo nhỏ cho bạn để phòng bệnh cho loài hoa hồng cổ Sapa đó là:

  • Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, cành tẩm hương để tán cây được thông thoáng sẽ giảm sâu, bệnh hại rất tốt.
  • Vẻ đẹp lãng mạn nên thích hợp trang trí khuôn viên quanh nhà, trồng chậu, trồng ban công nhà phố.
  • Chăm sóc cây hoa hồng cổ và phun thuốc trừ sâu định kỳ để cây phát triển tốt hơn và sai hoa hơn.

Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ:

Webite: http://nongtraitaigia.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongtraitaigiaa
Hotline: 0916 000 486
Zalo: 0589593912
Địa chỉ shop: 33 đường số 1, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, HCM (Search Google Map: Nông Trại Tại Gia)