NGÓ DÂU TÂY CHỊU NHIỆT

Đặc điểm của ngó dâu tây chịu nhiệt

Ngó dâu tây chịu nhiệt được tách từ cây mẹ có sức sinh trưởng tốt, thường được các nhà vườn ươm để nhân giống dâu tây chịu nhiệt và lấy ngó để bán cây con (ngó F1). Ngó F1 có thời gian sinh trưởng nhanh, mau cho ra hoa và kết trái hơn dâu cấy mô, vì mang đặc tính sinh sản sinh dưỡng nên vẫn giữ nguyên được đặc tính nổi trội từ cây mẹ như màu sắc đẹp, quả to, sức sinh trường và chống chịu tốt với điều kiện môi trường và sâu bệnh, vị ngọt mùi thơm đặc trưng.

NGÓ DÂU TÂY CHỊU NHIỆT

Ngó dâu tây chịu nhiệt

Cây dâu nhân từ ngó có bộ rễ sinh trưởng rất nhanh và khỏe mạnh nên rất dễ sống và phát triển nhanh chóng. Khi trồng khoảng 1.5 - 2 tháng là bạn đã bắt đầu thu hoạch dâu được rồi.

Cách trồng ngó vào môi trường chậu lớn

Nên chuyển ngó vào chậu lớn cho dâu tây vào sáng sớm hoặc chiều tối khi chưa tưới nước hoặc sau tưới nước 5-6 tiếng. Chọn đất thịt nhẹ nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt, có thể dùng hỗn hợp mụn xơ dừa trộn với đất tribat và phân trùn quế và trấu để trồng dâu.

NGÓ DÂU TÂY CHỊU NHIỆT

Ngó dâu tây chịu nhiệt được trồng vào chậu

Chậu dâu tây cần nhiều đất để phát triển nên cần chọn chậu to hơn tán cây để trồng mới thích hợp. dưới đáy chậu phải có lỗ thoát nước tránh làm dâu bị úng nước. Trồng dâu sang chậu phải đảm bảo đào lỗ sâu đủ để lấp hết bộ rễ cây, tránh vỡ bầu ngó và tổn thương rễ cây nhé. Khi trồng ta nên trồng luôn cả viên nén ngó mà không nên lấy cây ra sẽ làm đứt rễ và tổn thương cây.

Tưới nước đẫm sau khi ra chậu lớn, dâu tây rất kỵ nước ô nhiễm và bẩn, nên sử dụng nước sạch để tưới cho dâu.

Tưới nước

Trong 1 tuần đầu tiên sang chậu thì tưới nước ngày 2-3 lần vào buổi sáng, đầu và cuối giờ chiều, tưới đẫm nước để bộ rễ của cây được phát triển mạnh. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì tưới khoảng 150-200ml/cây (chậu) nhưng mà các bạn có thể tưới theo kinh nghiệm bản thân hoặc tưới đủ ẩm cho cây là được.

NGÓ DÂU TÂY CHỊU NHIỆT

Tưới nước thường xuyên cho ngó dâu

Cho dù là ngó dâu hay dâu con thì cách vào chậu cũng giống với cây dâu gieo từ hạt. Đất trồng, dinh dưỡng và cách tưới nước cũng giống nhau.

Cách bón phân

Khi cây chuyển ra chậu to được khoảng 10 ngày thì bắt đầu bón phân cho cây. Có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng pha được hướng dẫn cụ thể trên bao bì hoặc dùng phân loãng để tưới, dâu là loài cây phù hợp với loại phân bón có nhiều đạm. Nên bón phân loãng thường xuyên cho cây khoảng 1 tuần 1 lần. Có thể bón phân ure hoặc NPK có tỉ lệ đạm cao nhé. Có thể sử dụng khoảng 15g cho 1 lít nước để tưới cho cây hàng tuần, mỗi lần khoảng 200ml.

Vị trí trồng thích hợp

Nên chọn vị trí có nắng một buổi, thoáng mát có nhiều ánh sáng và thời gian tiếp xúc sáng không quá 7-9h một ngày nhé.Tránh để cây ở những nơi có nhiều ánh đèn vào buổi tối vì cấy sẽ phát triển mạnh nhưng không ra quả được. Cây dâu tây có thể phát triển ở nhiệt độ từ 15-36 độ.

Tỉa lá

Để cây phát triển mạnh tốt nhất bạn nên ngắt bớt lá già cho cây, chỉ để lại 8-12 lá/cây, ngắt lá cách gốc 4cm trở lên để vết ngắt tránh tiếp xúc với đất.

Tỉa hoa

NGÓ DÂU TÂY CHỊU NHIỆT

Nên ngắt bớt hoa để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả

Nên tỉa đia các hoa không đậu quả, khi cây có quá nhiều hoa thì ngắt bớt để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả, quả sẽ to và đẹp hơn, lý tưởng thì mỗi cây từ 3-4 quả. Khu cây ra quả mà lá nhiều quá thì có thể tỉa bớt lá để nuôi quả nhé.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm trồng dâu tây mà mình đã từng trồng, chăm sóc và đúc kết được, mình mong muốn các bạn yêu thích trồng giống dâu tây chịu nhiệt có thể trồng và chăm sóc những chậu dâu đẹp nhất cho mình.